Ngôn ngữ / Language:
Đăng nhập Đăng ký Hội viên
Hoi Tim mach hoc Viet Nam
   
 
 
100 câu hỏi về bệnh tim mạch
Các yếu tố nguy cơ tim mạch và phòng ngừa
Rối loạn lipid máu: Phòng ngừa và điều trị
Tăng huyết áp: Phòng ngừa và điều trị
Các nguy cơ tim mạch
 
Trang chủ / 100 câu hỏi về bệnh tim mạch  Print     Email
100 câu hỏi về bệnh tim mạch
Câu hỏi 97: Tôi bị khó thở khi làm việc nặng, như vậy có phải bị suy tim không? Làm sao phát hiện được mình có bị suy tim không?

Suy tim có thể có nhiều biểu hiện khác nhau; trong đó khó thở khi làm việc nặng có thể là một trong những dấu hiệu gợi y. Tuy nhiên không phải cứ khó thở khi làm việc nặng là có suy tim, bởi nhiều khi rất khó khăn để phân biệt được chính xác nguyên nhân của các dấu hiệu trên là do suy tim hay do bệnh ở phổi hoặc do tình trạng khác.

Suy tim thường là hậu quả của nhiều bệnh tim gây ra, vì thế thường phải làm nhiều xét nghiệm để chẩn đoán. Các bác sỹ hỏi tiền sử bệnh, tìm các dấu hiệu như phù mắt cá chân, dùng ống nghe để nghe tiếng tim hoặc phát hiện có nước trong phổi. Nhiều xét nghiệm được dùng để khẳng định chẩn đoán, tìm nguyên nhân gây ra suy tim và đánh giá mức độ nặng của bệnh.

Điện tim không dùng để chẩn đoán suy tim, nghĩa là không thể nói chắc chắn có hay không có suy tim nếu chỉ nhìn vào kết quả điện tim đơn thuần, nhưng cũng thấy được một vài bằng chứng của bệnh gây suy tim hoặc các biểu hiện rối loạn nhịp tim.

Chụp phim tim phổi có thể chỉ ra tình trạng tim to, tình trạng ứ nước trong phổi mặc dù cũng khó long chẩn đoán được suy tim.

Ngày nay, siêu âm tim là xét nghiệm cơ bản, cho phép đo đạc kích thước buồng tim, phát hiện các bệnh lý van tim, đánh giá sức co bóp cơ tim. Thông thường mỗi lần làm siêu âm tim mất chừng 15 đến 60 phút.

Những kỹ thuật mới như chụp xạ hình cơ tim, chụp cản quang buồng tim… được áp dụng để đánh giá chính xác cũng như điều trị có hiệu quả nguyên nhân gây suy tim.

Phân số tống máu (EF tính bằng %) là chỉ số để đo phần trăm lượng máu được quả tim bóp (tống) ra khỏi buồng tim trong mỗi nhát bóp, thường trong khoảng 55 đến 70%. Bệnh nhân suy tim ứ huyết thường có EF giảm nhiều. Tuy vậy một con số EF đơn thuần không hề nói lên toàn cảnh của bệnh: một số người đã biểu hiện suy tim nặng nề khi EF mới giảm xuống 40%; song một số khác thậm chí lại chẳng biểu hiện gì ngay cả khi EF chỉ còn 20%. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân và diễn biến của suy tim.

 
Các tin khác
Câu hỏi 9: Tôi 57 tuổi, nam giới, cao 167 cm nặng 75 kg. Như vậy có béo quá không? ảnh hưởng đến bệnh tim mạch không? (1/4/2012)
Câu hỏi 11: Tại sao và Nên tập thể dục như thế nào là tốt cho tim mạch? (1/4/2012)
Câu hỏi 10: Tôi béo quá (45 tuổi, cao 157 cm nặng 89 kg). Tôi muốn giảm cân nhưng khó quá, có thuốc nào giảm cân tốt không? Làm thể nào để giảm cân hiệu quả? (1/4/2012)
Câu hỏi 12: Chế độ ăn uống như thế nào là tốt cho bệnh tim mạch? (1/4/2012)
Tôi bị bệnh động mạch vành mạn tính đang dùng thuốc theo đơn bác sỹ. Gần đây tôi được giới thiệu nhiều về các thực phẩm chức năng? Xin cho biết có thể dùng thực phẩm chức năng này thay được không? lợi ích thực sự với bệnh tim mạch như thế nào? (1/4/2012)
Câu hỏi 14: Uống rượu có ảnh hưởng đến tim mạch không? (1/4/2012)
Câu hỏi 15: Uống café có ảnh hưởng đến tim mạch không? (1/4/2012)
Câu hỏi 16: Tôi bị bệnh tim, có nên tránh ra ngoài khi thời tiết lạnh quá không? (1/4/2012)
Câu hỏi 17: Lo lắng có ảnh hưởng đến bệnh tim mạch không? (1/4/2012)
Câu hỏi 18: Bố tôi 85 tuổi, huyết áp là 160/80 mmHg, có phải là bình thường theo tuổi không? Xin cho biết phân mức độ THA. (1/4/2012)