Ngôn ngữ / Language:
Đăng nhập Đăng ký Hội viên
Hoi Tim mach hoc Viet Nam
   
 
 
100 câu hỏi về bệnh tim mạch
Các yếu tố nguy cơ tim mạch và phòng ngừa
Rối loạn lipid máu: Phòng ngừa và điều trị
Tăng huyết áp: Phòng ngừa và điều trị
Các nguy cơ tim mạch
 
Trang chủ / 100 câu hỏi về bệnh tim mạch  Print     Email
100 câu hỏi về bệnh tim mạch
Câu hỏi 92: Khi nào thì cần phẫu thuật làm cầu nối động mạch vành? Phẫu thuật này như thế nào? Có nguy hiểm không?
Nếu bạn bị bệnh động mạch vành, điều đó có nghĩa là một hoặc nhiều nhánh động mạch cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn. Bác sỹ có thể chỉ định mổ bắc cầu nối để cung cấp nhiều máu hơn cho tim của bạn. Khi máu trong lòng động mạch vành được lưu thông, bạn sẽ bớt đau thắt ngực, giảm các cảm giác khó chịu do bệnh lý động mạch vành, giảm mệt nhọc và nhu cầu dùng thuốc, tăng khả năng hoạt động thể dục thể thao, trả lại cảm giác hạnh phúc. Điều đó cũng giúp kéo dài tuổi thọ của bạn.
Đây là một phẫu thuật nhằm tạo lập một đường chảy tắt từ động mạch chủ tới phía sau vị trí tắc hẹp của nhánh động mạch vành, do đó thường được gọi    dưới cái tên “phẫu thuật bắc cầu nối chủ – vành”. Trong phẫu thuật này, bác sỹ sẽ lấy một đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch từ các phần khác của cơ thể bạn. Những mạch máu này sau đó được nối trực tiếp vào phía sau vị trí tắc, hẹp của động mạch vành tổn thương. Qua các cầu nối ấy, máu có thể chảy qua những nơi hẹp tắc và đến phần cơ tim được nuôi dưỡng bởi nhánh mạch vành đó nhiều hơn.
Các động mạch hoặc tĩnh mạch được sử dụng là các mạch máu có thể thay thế được. Sử dụng các nhánh mạch này không làm ảnh hưởng tới việc lưu thông máu ở nơi nó được lấy đi.
Thông thường, các bác sỹ hay dùng các động mạch nằm ngay trong lồng ngực chạy dọc theo xương ức (động mạch vú trong). Nếu sử dụng tĩnh mạch, người ta thường lấy các tĩnh mạch ở mặt trong cẳng chân (tĩnh mạch hiển). Đôi khi có thể lấy tĩnh mạch ở phía ngoài cẳng chân, cánh tay hoặc một số động mạch ở ổ bụng. Rất hiếm khi phải sử dụng các mạch máu của người khác cho hoặc mạch nhân tạo (khi động mạch hoặc tĩnh mạch của chính bệnh nhân không thể dùng được).
Phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành thường phải dùng máy tim phổi nhân tạo. Máy này sẽ hoạt động thay thế khi tim và phổi ngừng hoạt động trong khi phẫu thuật để nối được chính xác vào động mạch vành. Hiện nay, tại Viện Tim mạch Việt Nam, các bác sỹ phẫu thuật đang áp dụng một phương pháp mới cho phép nối trực tiếp các nhánh mạch vào động mạch vành trong khi tim vẫn đang đập, không phải dùng máy tim phổi nhân tạo.

Các tin khác
Câu hỏi 9: Tôi 57 tuổi, nam giới, cao 167 cm nặng 75 kg. Như vậy có béo quá không? ảnh hưởng đến bệnh tim mạch không? (1/4/2012)
Câu hỏi 11: Tại sao và Nên tập thể dục như thế nào là tốt cho tim mạch? (1/4/2012)
Câu hỏi 10: Tôi béo quá (45 tuổi, cao 157 cm nặng 89 kg). Tôi muốn giảm cân nhưng khó quá, có thuốc nào giảm cân tốt không? Làm thể nào để giảm cân hiệu quả? (1/4/2012)
Câu hỏi 12: Chế độ ăn uống như thế nào là tốt cho bệnh tim mạch? (1/4/2012)
Tôi bị bệnh động mạch vành mạn tính đang dùng thuốc theo đơn bác sỹ. Gần đây tôi được giới thiệu nhiều về các thực phẩm chức năng? Xin cho biết có thể dùng thực phẩm chức năng này thay được không? lợi ích thực sự với bệnh tim mạch như thế nào? (1/4/2012)
Câu hỏi 14: Uống rượu có ảnh hưởng đến tim mạch không? (1/4/2012)
Câu hỏi 15: Uống café có ảnh hưởng đến tim mạch không? (1/4/2012)
Câu hỏi 16: Tôi bị bệnh tim, có nên tránh ra ngoài khi thời tiết lạnh quá không? (1/4/2012)
Câu hỏi 17: Lo lắng có ảnh hưởng đến bệnh tim mạch không? (1/4/2012)
Câu hỏi 18: Bố tôi 85 tuổi, huyết áp là 160/80 mmHg, có phải là bình thường theo tuổi không? Xin cho biết phân mức độ THA. (1/4/2012)