Ngôn ngữ / Language:
Đăng nhập Đăng ký Hội viên
Hoi Tim mach hoc Viet Nam
   
 
 
100 câu hỏi về bệnh tim mạch
Các yếu tố nguy cơ tim mạch và phòng ngừa
Rối loạn lipid máu: Phòng ngừa và điều trị
Tăng huyết áp: Phòng ngừa và điều trị
Các nguy cơ tim mạch
 
Trang chủ / 100 câu hỏi về bệnh tim mạch  Print     Email
100 câu hỏi về bệnh tim mạch
Câu hỏi 82: Bệnh tim bẩm sinh là nguy hiểm có đúng không? Có những loại bệnh tim bẩm sinh nào?

Đúng, tim bẩm sinh là một bệnh lý khá nặng ở trẻ sơ sinh. Bất thường trong hoạt động của hệ thống tim mạch ảnh hưởng đến hoạt động các cơ quan khác và đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào loại dị tật tim bẩm sinh trẻ mắc. Ngày nay, nếu con của bạn sinh ra có dị tật ở tim thì cơ hội dị tật được giải quyết và đứa trẻ có thể phát triển bình thường là rất lớn. Những tiến bộ gần đây trong chẩn đoán và can thiệp điều trị đã có thể sửa chữa rất nhiều thể dị tật thậm chí là cả những dị tật mà trước đây đã coi là không thể làm gì được. Những tiến bộ về Tim mạch can thiệp và Phẫu thuật tim mạch đang tiếp tục phát triển mạnh, phạm vi các dị tật có thể được sửa chữa sẽ ngày càng mở rộng.

Phân loại dị tật tim bẩm sinh rất phức tạp; một cách thường được áp là cách chia bệnh tim bẩm sinh có tím và không có tím.... Trong quá trình phát triển bào thai bình thường, các cơ quan sẽ hình thành dần và thường hoàn thiện vào cuối tháng thứ ba của quá trình thai nghén. Vì một lý do nào đó sự phát triển của tim không diễn ra bình thường dẫn đến sai lệch về cấu trúc và chức năng gọi là dị tật tim bẩm sinh.

Những dị tật này có thể đơn độc như có các lỗ thông trong tim giữa hai ngăn của tim phải và trái (ví dụ: thông liên nhĩ, thông liên thất); còn tồn tại ống động mạch; bị hẹp các van tim; teo tịt các van tim... Tuy nhiên, khá nhiều trường hợp là có sự kèm theo nhiều dị tật cùng một lúc như tứ chứng Fallot. Cũng có khi dị tật là một sự đảo ngược các gốc động mạch lớn gây ra sự hỗn loạn toàn bộ của hệ thống tuần hoàn.

Hầu hết các dị tật tim thường khá đơn giản hoặc có thể chữa được khỏi nếu được phát hiện sớm. Tuy vậy, có một số dị tật bẩm sinh nặng có thể làm đứa trẻ chết ngay khi sinh ra hoặc chết rất sớm nếu không được can thiệp ngay từ thời kỳ bào thai.  
Các tin khác
Câu hỏi 9: Tôi 57 tuổi, nam giới, cao 167 cm nặng 75 kg. Như vậy có béo quá không? ảnh hưởng đến bệnh tim mạch không? (1/4/2012)
Câu hỏi 11: Tại sao và Nên tập thể dục như thế nào là tốt cho tim mạch? (1/4/2012)
Câu hỏi 10: Tôi béo quá (45 tuổi, cao 157 cm nặng 89 kg). Tôi muốn giảm cân nhưng khó quá, có thuốc nào giảm cân tốt không? Làm thể nào để giảm cân hiệu quả? (1/4/2012)
Câu hỏi 12: Chế độ ăn uống như thế nào là tốt cho bệnh tim mạch? (1/4/2012)
Tôi bị bệnh động mạch vành mạn tính đang dùng thuốc theo đơn bác sỹ. Gần đây tôi được giới thiệu nhiều về các thực phẩm chức năng? Xin cho biết có thể dùng thực phẩm chức năng này thay được không? lợi ích thực sự với bệnh tim mạch như thế nào? (1/4/2012)
Câu hỏi 14: Uống rượu có ảnh hưởng đến tim mạch không? (1/4/2012)
Câu hỏi 15: Uống café có ảnh hưởng đến tim mạch không? (1/4/2012)
Câu hỏi 16: Tôi bị bệnh tim, có nên tránh ra ngoài khi thời tiết lạnh quá không? (1/4/2012)
Câu hỏi 17: Lo lắng có ảnh hưởng đến bệnh tim mạch không? (1/4/2012)
Câu hỏi 18: Bố tôi 85 tuổi, huyết áp là 160/80 mmHg, có phải là bình thường theo tuổi không? Xin cho biết phân mức độ THA. (1/4/2012)