Ngôn ngữ / Language:
Đăng nhập Đăng ký Hội viên
Hoi Tim mach hoc Viet Nam
   
 
 
100 câu hỏi về bệnh tim mạch
Các yếu tố nguy cơ tim mạch và phòng ngừa
Rối loạn lipid máu: Phòng ngừa và điều trị
Tăng huyết áp: Phòng ngừa và điều trị
Các nguy cơ tim mạch
 
Trang chủ / 100 câu hỏi về bệnh tim mạch  Print     Email
100 câu hỏi về bệnh tim mạch
Câu hỏi 74: Tôi bị phù chân khi đứng và đau buốt, tối lại đỡ, như vậy có phải bị bệnh mạch máu không? Tôi phải làm gì?

Về bản chất hiện tượng phù là do nước thoát quản khỏi lòng mạch để ứ đọng ở khoảng gian bào gây phù. Do vậy thực tế thường phát hiện được phù ở các vị trí trên nền xương cứng hoặc nơi mô lỏng lẻo. Trong các bệnh tim mạch, vì lý do nào đó mà tuần hoàn ở hệ tĩnh mạch bị ứ trệ (thường do suy tim bên phải) làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch gây hiện tượng nước trong tĩnh mạch ra ngoài gian bào ứ đọng gây phù. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây phù

Phù quanh mắt cá chân vào buổi tối là biểu hiện của tình trạng giữ muối nước và thường là dấu hiệu của suy tim bên phải (suy tim bên trái hay gây khó thở chứ không gây phù). Hiện tượng này cũng thường gặp ở những người làm việc tĩnh tại, ngồi một chỗ, hay đứng lâu. Tác dụng của trọng lực cùng với thiếu vận động làm cho dòng máu bị ứ trệ ở hai chân và không trở về được tim. Những người mắc chứng giãn tĩnh mạch chi dưới cũng thường có biểu hiện phù quanh mắt cá.

Nguyên nhân chủ yếu tiếp theo gây phù là bệnh lý về thận. Quả thận bị bệnh không đủ khả năng thải trừ gây tích tụ muối nước ở trong cơ thể gây phù. Phù do thận thường gặp phù cả chân cả mặt, và thường vào buổi sáng khi ngủ dậy. Phù cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý về gan. Albumin, một chất prôtêin quan trọng do gan sản xuất, có tác dụng giữ nước ở lại trong lòng mạch máu không cho thoát ra các tổ chức xung quanh. Bệnh xơ gan (thường do nghiện rượu), làm giảm khả năng sản xuất albumin của gan, dẫn đến phù do thiếu albumin máu

 Triệu chứng bạn vừa mô tả rất có thể là do bệnh lý mạch máu, nhưng cũng có thể do một loạt các nguyên nhân kể trên. Tuy nhiên, bạn luôn phải coi phù là biểu hiện không bình thường và là dấu hiệu tiềm tàng của bệnh do vậy bạn phải đến khám bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân của phù và giúp điều trị sớm và đạt hiệu quả nhất.

Các tin khác
Câu hỏi 9: Tôi 57 tuổi, nam giới, cao 167 cm nặng 75 kg. Như vậy có béo quá không? ảnh hưởng đến bệnh tim mạch không? (1/4/2012)
Câu hỏi 11: Tại sao và Nên tập thể dục như thế nào là tốt cho tim mạch? (1/4/2012)
Câu hỏi 10: Tôi béo quá (45 tuổi, cao 157 cm nặng 89 kg). Tôi muốn giảm cân nhưng khó quá, có thuốc nào giảm cân tốt không? Làm thể nào để giảm cân hiệu quả? (1/4/2012)
Câu hỏi 12: Chế độ ăn uống như thế nào là tốt cho bệnh tim mạch? (1/4/2012)
Tôi bị bệnh động mạch vành mạn tính đang dùng thuốc theo đơn bác sỹ. Gần đây tôi được giới thiệu nhiều về các thực phẩm chức năng? Xin cho biết có thể dùng thực phẩm chức năng này thay được không? lợi ích thực sự với bệnh tim mạch như thế nào? (1/4/2012)
Câu hỏi 14: Uống rượu có ảnh hưởng đến tim mạch không? (1/4/2012)
Câu hỏi 15: Uống café có ảnh hưởng đến tim mạch không? (1/4/2012)
Câu hỏi 16: Tôi bị bệnh tim, có nên tránh ra ngoài khi thời tiết lạnh quá không? (1/4/2012)
Câu hỏi 17: Lo lắng có ảnh hưởng đến bệnh tim mạch không? (1/4/2012)
Câu hỏi 18: Bố tôi 85 tuổi, huyết áp là 160/80 mmHg, có phải là bình thường theo tuổi không? Xin cho biết phân mức độ THA. (1/4/2012)